Với những ngôi nhà có diện tích vừa phải hoặc nhỏ, nếu bài trí hợp lý sẽ tạo ra một không gian gia đình quây quần tuyệt vời. Những kiểu thiết kế bếp dưới đây sẽ biến không gian này thành một nơi mà bà nội trợ nào cũng mê.
1. Bếp trắng và tối đa khu lưu trữ
Không phải căn hộ nào cũng may mắn có diện bếp mở rộng theo diện tích sàn. Nếu phòng bếp nhà bạn nhỏ, bạn có thể lên kế hoạch cho việc “mở rộng” diện tích sử dụng trong phạm vi cho phép. Với màu sắc chủ đạo là trắng, kết hợp tường ghi nhạt. Kệ bếp nên tính toán thật chi li để trở thành khu vực lưu trữ đồ nhà bếp một cách ngăn nắp với tủ có cánh. Bàn đá nhân tạo lấy tông màu gỗ mộc vừa là điểm nhấn cho bếp vừa kết hợp làm bàn soạn. Vì bếp nhỏ nên tủ trên không nên đẩy lên kịch trần, bạn nên để một khoảng trống để tạo sự đặc – rỗng về tầm nhìn cho bếp có cảm giác thoáng.
Để sử dụng thuận tiện, thì bếp kiểu chữ U là một lựa chọn thông minh.
2. Bếp đồng quê mộc mạc với màu sắc trung tính
Căn bếp này phù hợp cho những nhà cải tạo lại bếp cũ (giữ lại chút gì xưa cũ, là nơi lưu giữ kỷ niệm) hoặc dành cho chủ nhà yêu thích không gian mộc mạc đồng quê. Màu sắc đơn giản không quá 3 màu kết hợp. Màu trung tính làm nền chủ đạo. Tủ bếp dưới có các ngăn và có cánh tủ. Phía trên là các kệ mở vừa sử dụng thuận tiện, thông thoáng, dễ tìm kiếm và kết hợp trang trí.
3. Bếp nhỏ bố trí dọc tường
Nên thiết kế bếp bám dọc tường để tối đa hóa không gian. Bếp dài 3m vừa đủ đảm bảo lưu trữ đồ làm bếp, bồn rửa, lò nướng, bếp nầu. Kiểu bếp này nên sử dụng gỗ sơn màu kem, tường và lát sàn ghi xám.
4. Nhà bếp đồng quê màu trắng
Bếp đồng quê này với phong cách đơn giản, tinh tế. Màu trắng chủ đạo nên tủ trên sẽ đóng kịch trần, vừa tạo khu lưu trữ đồ tối đa vừa tạo không gian liền mạch. Chiếu sáng gồm các đèn đặt dưới tủ trên và trong các ngăn tủ để thao tác thuận tiện.
5. Bếp trắng – đen truyền thống
Căn bếp đơn sắc, đơn giản chỉ là bếp trắng, bàn đá đen đã mang lại cho khu vực bếp chữ U một tổng thể nhỏ gọn và sạch sẽ.
6. Bếp nhỏ với gạch mosaic
Tủ bếp và mặt đá sử dụng màu sẫm kết hợp với ánh sáng mạnh có chủ điểm. Lúc đó hiệu quả của việc sử dụng gạch mosaic cho trang trí tường sẽ phát huy hiệu quả. Đó là tạo ảo giác nhân đôi không gian bếp nhỏ hình chữ L này.
7. Bếp nhỏ với không gian đa năng
Bếp này lấy sắc trắng làm nền chủ đạo. Tủ trên được đẩy lên sát trần với thiết kế tạo cảm giác liền mạch, mở rộng và để lưu trữ các đồ ít được sử dụng. Một quầy bar ăn sáng kết hợp bàn soạn, nơi sơ chế đồ, chậu rửa. Bên dưới quầy tận dụng làm kho chứa đồ thường xuyên sử dụng cho nhà bếp. Một vài chiếc ghế đơn sắc tông màu tươi tắn kết hợp mảng mầu đậm nho nhỏ của quầy bar tạo cho không gian sống động, có chiều sâu.
8. Bếp nhỏ gọn với ngăn chia không gian
Với bếp có diện tích nhỏ bạn không nên tạo không gian đóng kín. Đồ dùng cho nhà bếp nên đơn giản hết sức có thể, đồng thời kết hợp các kệ mở để tạo không gian liên kết, vay mượn, ví dụ như một chiếc kệ bày sách nấu ăn, đèn vừa để trang trí vừa ngăn chia không gian. Kiểu bếp này khu vực thao tác bếp chỉ cần 2m2 là đảm bảo.
9. Bếp nhỏ trắng – đỏ cho không gian thiếu sáng
Nếu bếp quá nhỏ lại nằm ở khu vực thiếu sáng tự nhiên trầm trọng trong căn hộ của bạn. Bạn nên tạo ánh sáng nhân tạo bằng mảng trần chiếu sáng tạo cảm giác tự nhiên từ phía trên. Mảng bếp đỏ trên nền tường trắng sẽ tạo một căn bếp cá tính.
10. Bếp nhỏ với việc vay mượn không gian
Bạn có thể mở rộng, vay mượn không gian bếp – ăn – khách với nhau. Không gian trên một diện phẳng sẽ rộng rãi thành một phòng lớn có 3 chức năng nấu bếp – ăn uống – tiếp khách của gia đình bạn. Việc phân chia công năng bằng sự thay đổi của sàn, chiều cao đồ nội thất. Sử dụng màu kem, đồ nội thất mây tre đan rất hài hòa.
Nguồn: http://afamily.vn